​Việt Nam - cường quốc về nông nghiệp

​Việt Nam - cường quốc về nông nghiệp

24/06/2015 11:33 GMT+7

TTO - Trong tôi có một niềm tin và mong ước 20 năm tới nông dân Việt Nam có thể giàu lên từ nền kinh tế nông nghiệp, khi đó Việt Nam sẽ là quốc gia xuất khẩu hàng nông nghiệp đứng đầu thế giới về quy mô sản lượng và chất lượng.

Với chiều dài lịch sử phát triển nông nghiệp đa dạng, nông nghiệp nước ta từ chỗ đơn thuần chỉ sản xuất để cung cấp nhu cầu lương thực phục vụ nội địa là chính giờ đây đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, trong đó có xuất khẩu đáng kể (năm 2013 Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu gạo).

Nguồn lực dồi dào

Việt Nam đã có nhiều cải tiến trong việc thâm canh, canh tác các loại giống cây trồng vật nuôi, năng suất không ngừng gia tăng qua các năm (sản lượng năm sau luôn cao hơn năm trước, năm 2009 là 100,6 nghìn tấn; năm 2010 là 102 nghìn tấn; 2011 là 106 nghìn tấn theo Tổng cục Thống kê).

Lực lượng lao động tham gia lĩnh vực nông nghiệp chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu nguồn nhân lực của cả nước (trên 50% tổng số lao động trong độ tuổi lao động,). Diện tích đất dành cho sản xuất nông nghiệp ở nước ta là rất lớn (theo Tổng cục Thống kê, năm 2009 là 100,5 nghìn ha, năm 2010 là 100,7 nghìn ha, năm 2011 là 100,8 nghìn ha).

Tuy nhiên, nông nghiệp lại chiếm tỉ trọng khiêm tốn trong việc đóng góp vào sự phát triển GDP của cả nước. Nông nghiệp nước ta được đánh giá là lạc hậu và phát triển chậm chạp, mang tính tự phát, sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, sản lượng không cao và chất lượng kém so với các nước trong khu vực, do đó không đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu qua các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc hay EU...

Dù còn nhiều hạn chế như đã nêu nhưng tôi tin rằng đến năm 2035, Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới hoặc chí ít là khu vực châu Á trong việc xuất khẩu hàng nông sản.

Khi đó hàng nông sản của nước ta không những đứng đầu về sản lượng mà còn đáp ứng được chất lượng, nông sản của Việt Nam sẽ thâm nhập sâu rộng vào thị trường các nước khó tính trên thế giới.

Tôi tin rằng 20 năm tới Việt Nam sẽ xây dựng thành công nền kinh tế nông nghiệp phát triển toàn diện. Khi đó nông nghiệp sẽ mở ra cơ hội làm giàu cho nông dân trên chính mảnh đất của mình.

Những giải pháp biến kỳ vọng thành hiện thực

Để thực hiện kỳ vọng 20 năm tới Việt Nam trở thành cường quốc trong nông nghiệp như đã nêu, tôi cho rằng cần có những giải pháp trước mắt và dài hơi mang tính đồng bộ như sau:

Về cơ chế: Cần thay đổi tư duy của nhà quản lý, điều chỉnh cơ chế phù hợp với thị trường, tập trung vào nghiên cứu thị trường tiềm năng, thị trường mục tiêu đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. Tránh tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không theo quy hoạch ngành, không bám sát nhu cầu của thị trường. Đó là nguyên nhân dẫn đến thực trạng được mùa lại rớt giá và ngược lại.

Đẩy mạnh chiến lược quốc gia về nông nghiệp, nghiên cứu xây dựng chuỗi giá trị trong nông nghiệp, hoàn thiện từ khâu nghiên cứu cây con giống, phân bón, kỹ thuật trồng và chăm sóc, kiểm soát chất lượng đầu ra của sản phẩm.

Đầu tư vào lĩnh vực công nghệ: Song song với thay đổi cơ chế quản lý của Nhà nước, cần có cái nhìn dài hơi trong việc đầu tư vào máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp. Thay đổi công nghệ lạc hậu, đầu tư vào máy móc thiết bị hiện đại nhằm gia tăng sản lượng và chất lượng, thân thiện với môi trường.

Tăng cường hỗ trợ nông nghiệp: Ngoài các giải pháp trên, Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, khuyến khích các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này, tôn vinh các cá nhân có cống hiến cho nền nông nghiệp nước nhà.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần hỗ trợ vốn cho nông dân thông qua hệ thống ngân hàng trung ương, nhằm khuyến khích nông dân đầu tư cải tiến công nghệ để đạt năng suất cao, đảm bảo được chất lượng của nông sản.

Một chính sách bảo hộ đầu ra cho nông dân như thu gom tạm trữ nông sản chẳng hạn, có lẽ cần được nghiên cứu để nông dân yên tâm sản xuất, tránh tình trạng bị thương lái o ép, phá hoại thị trường, phá hoại nông nghiệp và phục vụ mưu đồ sâu xa. Nghiên cứu sự thành công từ cánh đồng mẫu lớn với sự can thiệp sâu rộng của kỹ thuật sản xuất hiện đại vừa được áp dụng ở một số tỉnh (như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Phúc…)

Chuyển giao khoa học công nghệ cho nông dân: Nông dân Việt Nam được đánh giá là cần cù ham học hỏi nhất trên thế giới nhưng còn hạn chế do trình độ văn hóa, tập quán canh tác, địa lý, phương pháp tiếp cận công nghệ…. Do đó Nhà nước cần tạo điều kiện để nông dân học tập kinh nghiệm thông qua hội thảo nông nghiệp, đối thoại trực tiếp giữa nhà khoa học và nông dân… Thực hiện chuyển giao công nghệ mới thông qua việc học tập kinh nghiệm ở các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển. Sau cùng là đào tạo chuyển giao công nghệ cho nông dân.

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học với nông dân: Cần xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa các cấp quản lý, nhà khoa học và nông dân, từ đó tạo ra niềm tin, động lực để nông dân an tâm tăng gia sản suất. Cần có cơ chế để nhà khoa học là người bạn tin cậy của nông dân, hơn là người ban phát kiến thức, kinh nghiệm.

Về phần mình, các cấp quản lý phải có cái nhìn tổng thể, có giải pháp căn cơ tạo đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, am hiểu thị trường trong và ngoài nước, giúp đỡ nông dân trong việc tiếp cận cũng như chuyển giao công nghệ mới, thấu hiểu được tâm tư nguyện vọng của người dân, kịp thời động viên cổ vũ những cá nhân tiêu biểu điển hình.

Nhà khoa học thực hiện nghiên cứu ứng dụng khoa học trong thực tiễn nông nghiệp, có tầm nhìn xa trong việc dự đoán, nhận định tình hình khí hậu, tiếp cận kịp thời kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến trên thế giới nhằm hỗ  trợ nông dân về mặt kỹ thuật canh tác, nâng cao chất lượng cây, con giống nhằm gia tăng sản lượng cũng như chất lượng sản phẩm nông nghiệp.

Nông dân, với sự hỗ trợ của các cấp quản lý, nhà khoa học như đã nêu sẽ an tâm hơn trong việc sản xuất cũng như đầu ra của sản phẩm. Về phần mình, nông dân trực tiếp sản xuất phải cam kết thực hiện các nguyên tắc về đảm bảo chất lượng và phương thức đầu ra của nông sản, đặt dưới sự giám sát của các ngành chức năng.

Thực hiện đồng bộ những giải pháp trước mắt và dài hơi như đã nêu, tôi tin rằng trong tương lai không xa, thậm chí không đến 20 năm nữa, Việt Nam sẽ được biết đến là một cường quốc về nông nghiệp với những nông dân giàu có, giỏi nghề, nắm bắt kịp thời và vững chắc kỹ thuật sản xuất trên mảnh đất trù phú bao đời của cha ông.

Phạm Văn Châu Em (bài viết trên báo tuoitre.vn) 

Hỗ trợ trực tuyến
Cơ khí Hải Liên - Máy ép củi trấu, máy ép củi mùn cưa, máy ép củi lõi ngô, cùi bắp, máy ép than củi, máy ép viên nén mùn cưa, máy sấy mùn cưa, máy ngh
Cơ khí Hải Liên - Máy ép củi trấu, máy ép củi mùn cưa, máy ép củi lõi ngô, cùi bắp, máy ép than củi, máy ép viên nén mùn cưa, máy sấy mùn cưa, máy ngh
hotline: 0869 39 29 89
Cơ khí Hải Liên - Máy ép củi trấu, máy ép củi mùn cưa, máy ép củi lõi ngô, cùi bắp, máy ép than củi, máy ép viên nén mùn cưa, máy sấy mùn cưa, máy ngh
Cơ khí Hải Liên - Máy ép củi trấu, máy ép củi mùn cưa, máy ép củi lõi ngô, cùi bắp, máy ép than củi, máy ép viên nén mùn cưa, máy sấy mùn cưa, máy ngh
hotline: 0912 938 960
Sản phẩm bán chạy
đối tác
Chia sẽ bạn bè
thống kê
Đang truy cập: 18
Hôm nay: 146
Hôm qua: 141
Trong tuần: 1456
Trong tháng: 2385
Tổng số: 659227